Kinh nghiệm lập bảng kê chi phí đám cưới chi tiết nên xem

Kinh nghiệm lập bảng kê chi phí đám cưới chi tiết nên xem

Ngày cưới luôn là ngày trọng đại của cuộc đời và không ai muốn chúng xuề xòa. Vấn đề tài chính cũng khá quan trọng, chúng ảnh hưởng xuyên suốt đến cả quá trình chuẩn bị của cặp đôi. Sau đây là những việc bạn cần làm để lên được chi phí đám cưới và có một đám cưới phù hợp với khả năng tài chính của mình mà Thế Giới Thiệp gửi đến các cặp đôi Việt.

Mục lục

Lên kế hoạch

Thông thường, các cặp đôi nên có kế hoạch đám cưới trước từ 3 đến 6 tháng. Khoảng thời gian càng dài càng giúp các bạn có thêm cơ hội chuẩn bị kĩ càng hơn.

Liệt kê danh sách các khoản cần chi

Đây là giai đoạn bạn còn khá bỡ ngỡ. Đơn giản nhất, hãy liệt kê ra giấy những điều bạn nghĩ là mình cần làm để có một lễ cưới hoàn hảo, có thể tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau từ internet, bạn bè, người thân… để hoàn thiện danh sách của mình.

Sau khi có danh sách, hãy đánh dấu những mục cần chi và không cần chi để tránh lãng phí và tiết kiệm tối đa (đồ có sẵn, vật dụng có thể mượn từ bạn bè, người thân…)

Lên kế hoạch & Liệt kê danh sách các khoản cần chi để có chi phí đám cưới tốt nhất
Lên kế hoạch & Liệt kê danh sách các khoản cần chi để có chi phí đám cưới tốt nhất

Khảo sát giá

Đối với những hạng mục cần chi, bạn nên khảo sát giá ít nhất 3 nhà cung cấp và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nguồn tài chính của mình.

Bảng dự trù chi tiết các chi phí đám cưới cần thiết

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ gồm các nghi thức đơn giản nên chi phí ở giai đoạn này không nhiều.

  • Lễ vật nhà trai mang đến nhà gái (một cặp trà, một cặp rượu, bánh) khoảng 1,500,000đ – 2,000,000đ
  • Hoa và trái cây trưng bàn thờ nhà gái: 500,000đ
  • Một mâm tiệc nhà gái chuẩn bị: 1,000,000đ – 1,300,000đ

Chi phí in thiệp cưới

Một thiệp cưới giá tầm trung khoảng 2,500đ – 3,000đ. Vậy với 300 thiệp (cả đàn trai và gái), bạn sẽ chi khoảng 750,000đ – 900,000đ

Phí chụp ảnh cưới dự trù năm 2024

Chụp studio: Từ 3,000,000đ

Chụp phim trường: Từ 5,000,000đ

Chụp ngoại cảnh: Tùy theo địa điểm xa hay gần nhưng nhìn chung sẽ cao hơn 2 lựa chọn trên.

Chi phí Nhẫn cưới

Cặp nhẫn cưới bằng vàng 18K đơn giản hiện nay khoảng 3,500,000đ. Nếu bạn có điều kiện thì có thể chọn một cặp nhẫn kim cương, đính đá quý.

Chi phí Nhẫn cưới

Sửa chữa phòng tân hôn (nếu có)

Việc này có ý nghĩa cầu mong mọi điều mới mẻ, tươi đẹp sẽ chào đón cặp đôi. Chi phí khoản này dao động tùy vào mức độ sữa chữa và mua sắm thêm đồ đạc mới.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân

Đây là điều cần thiết mà mọi cặp đôi nên làm trước khi cưới. Chi phí khám tiền hôn nhân từ 1,000,000đ – 3,000,000đ tùy thuộc vào bạn khám nhiều loại bệnh hay ít loại bệnh.

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi có nhiều khoản chi phí không thể thiếu, chúng góp phần chuẩn bị có ngày đính hôn của bạn được tươm tất và tốt đẹp.

Tráp (quả)

Chi phí cho tráp các lễ vật khoảng 3,500,000đ trở lên.

Tiền nạp tài

Hay còn gọi là tiền thách cưới. Tiền này khoảng từ 5,000,000đ – 20,000,000đ tùy theo khả năng nhà trai và yêu cầu của nhà gái.

Tiền thuê xe

Giá thuê xe 7 chỗ hiện nay khoảng 1,500,000đ; xe 15 chỗ khoảng 2,000,000đ

Thuê trang phục cho bưng quả

Giá dao động từ 90,000đ/ bộ – 150,000đ/ bộ tùy theo kiểu dáng đơn giản hay mẫu mã đẹp.

Chụp hình lễ hỏi

Chụp hình lễ hỏi và bàn tiệc giá khoảng 1,800,000đ/ buổi.

Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi

Trang phục hỏi – Make up

Ở lễ ăn hỏi, chú rể thường mặc vest, cô dâu mặc áo dài, giá thuê khoảng 1,000,000đ/ bộ. Chi phí make up từ 300,000đ – 1,000,000đ

Chi phí đãi tiệc

Nếu tiệc đính hôn đãi tại nhà, chi phí thuê đội nấu ăn khoảng 1,3000,000đ/ bàn – 1,500,000đ/ bàn. Nếu đãi ở nhà hàng, chi phí từ 2,500,000đ/ bàn – 3,500,000đ/ bàn.

Dự trù chi phí của Lễ cưới

Tráp (quả) trong lễ cưới

Tương tự như ở lễ ăn hỏi, tráp quả lễ cưới cũng dao động từ 3,500,000đ.

Vàng bạc, trang sức

Vàng nhà trai mang đễn làm lễ vật xin cưới dâu là bộ nữ trang vàng 24K có giá từ 20,000,000đ.

Tiền thuê xe rước dâu

Xe hoa có giá từ 1,000,000đ – 2,000,000đ tùy dòng xe. Ngoài ra, cặp đôi phải thuê xe cho đoàn người đi rước dâu và đưa dâu. Số tiền có thể được thỏa thuận với bên chủ nhà xe dựa vào khoảng cách xa gần. Lưu ý, nếu gia đình hai bên quá cách xa nhau, cặp đôi nên chọn phương án thuê khách sạn cho nhà trai ở lại để tiết kiệm chi phí đi lại cũng như đảm bảo sức khỏe.

Thuê trang phục cho bưng quả rước dâu

Giá dao động từ 90,000đ/ bộ – 150,000đ/ bộ tùy theo kiểu dáng đơn giản hay mẫu mã đẹp.

Thuê trang phục cho bưng quả rước dâu là 1 chi phí đám cưới không hề nhỏ
Thuê trang phục cho bưng quả rước dâu là 1 chi phí đám cưới không hề nhỏ – ảnh: ngoisao.net

Phí chụp hình lễ / tiệc cưới

Giá chụp hình lễ gia tiên vào ngày cưới sẽ cao hơn vì phải chụp cả 2 bên nhà trai và nhà gái. Số bàn tiệc cũng nhiều hơn lễ ăn hỏi. Giá khoản chi này ở tầm 3,000,000đ

Nếu bạn chọn trọn gói cùng với chụp hình cưới, giá sẽ giảm hơn so với gói riêng lẻ.

Trang phục cưới – Make up

Trang phục cưới và make up thường sẽ bao gồm trong gói chụp hình pre-wedding. Tuy nhiên, nếu bạn chọ lựa gói riêng, giá sẽ vào khoảng:

  • Make up: 300,000đ-500,000đ/lần make up.
  • Vest thuê: 1,000,000đ/ bộ
  • Áo soire: 3,000,000đ/cái – 6,000,000đ/ cái
  • Áo dài cưới: 1,500,000đ/ cái

Nếu như cặp đôi muốn tự may trang phục, giá may vest khoảng 3,000,000đ, áo dài khoảng 1,500,000đ – 2,000,000đ, áo soire khoảng 5,000,000đ đến vài chục triệu đồng tùy điều kiện.

Chi phí đãi tiệc nhà hàng

Chi phí đãi tiệc nhà hàng

Một bàn tiệc cưới ở vùng quê chỉ giao động từ 1 – 2 triệu, tuy nhiên ở thành phố chi phí đãi tiệc nhà hàng có giá 3,000,000đ/ bàn – 4,500,000đ/ bàn. Các nhà hàng tiệc cưới hạng sang có giá cao hơn nhiều, có thể lên đến 10,000,000đ/ bàn.

Decor / Trang trí lễ gia tiên / sảnh tiệc nhà hàng

Trang trí gia tiên gồm bàn thờ, bàn tộc với đầy đủ phụ kiện như bộ lư đồng, chữ hỷ, phông màn, cổng hoa, bao ghế và khăn trải bàn… giá từ 2,500,000đ. Sảnh nhà hàng gồm bàn gallery, cổng hoa, background giá từ 3,500,000đ. Đối với nhiều concept độc đáo, theo chủ đề và hoa tươi, giá có thể lên đến hàng chục triệu đến cả trăm triệu.

Tuần trăng mật

Khoản chi này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của cặp đôi. Các bạn có thể đi trong nước, ngoài nước những hãy lưu ý đặt vé máy bay, khách sạn sớm để hưởng những uu đãi và tiết kiệm tiền hơn.

Những chi phí phát sinh khác

Các bạn nên dự trù phát sinh khoảng 5,000,000đ để dùng cho việc cần gấp, những khoản chêch lệch giữa dự kiến và thực tế, những việc sửa đổi hoặc thêm bớt trong quá trình chuẩn bị.

Theo: Hoa Thiên Điểu – Thế Giới Thiệp

5/5 - (1 bình chọn)

2 thoughts on “Kinh nghiệm lập bảng kê chi phí đám cưới chi tiết nên xem

  1. webdamcuoi says:

    Bài viết này rất chi tiết về các khoản chi phí phải tính toán cho một đám cưới. Thật sự mà nói đám cưới đối với mỗi một người là một sự kiện rất quan trọng trong đời. Tuy vậy, đa phần mỗi người chỉ có thể tổ chức đám cưới của mình một lần duy nhất mà thôi. Vì thế, chúng ta đều là những người không có kinh nghiệm tổ chức đám cưới.

    Chính những chia sẻ về kinh nghiệm như vậy sẽ giúp cho rất nhiều bạn trẻ có thể có được những bước chuẩn bị tốt hơn cho hôn lễ của bản thân. Một đám cưới được chuẩn bị hoàn hảo sẽ là một kỷ niệm ngọt ngào nhất, mang lại hạnh phúc cho các chàng trai và cô gái trẻ.

    Mặc dù hiện nay, đám cưới đã đơn giản hóa rất nhiều phong tục rườm rà so với cách đây hơn 10 năm. Nhưng các bạn trẻ vẫn có xu hướng tổ chức những lễ cưới hướng đến truyền thống dân tộc. Điều này được thể hiện rõ qua phong cách ăn mặc áo dài truyền thống trong lễ gia tiên của cô dâu chú rể. Qua những album cưới mang tính chất vintage. Qua những tấm thiệp hồng với những hoa văn lấy cảm hứng từ thời phong kiến của đất Việt ta

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *