In Offset là gì? Ưu & nhược điểm của Kỹ Thuật In này ra sao

In Offset là gì? Ưu & nhược điểm của Kỹ Thuật In này ra sao

Bạn thường nghe thuật ngữ in offset, vậy có bao giờ bạn thắc mắc nó là gì? Kỹ thuật in ấn phổ biến này có quy trình ra sao. Hôm nay cùng Thế Giới Thiệp tìm hiểu & giải đáp toàn bộ thắc mắc nhé!

Mục lục

Kỹ thuật in offset

In offset là kỹ thuật in ấn mà sử dụng những tấm cao su để dính mực các hình ảnh và ép lên đó trước, rồi mới tiến hành in từ tấm cao su này lên bề mặt sản phẩm cần in. Tấm cao su còn được gọi là tấm offset. Với kỹ thuật in thông qua tấm offset sẽ giúp cho bề mặt in vừa rõ nét, vừa không bị lem hay nhòe mực.

Quy trình in offset

Khác với các kỹ thuật in khác, in offset hoạt động theo phương thức gián tiếp, tức là sử dụng một bản in làm trung gian. Vì thế, ngoài các giai đoạn khác, kỹ thuật in này còn cần có một bước truyền mực từ khuôn lên tấm offset. Cụ thể diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Thiết kế bản in 

Đây là bước đầu tiên nhưng cực kì quan trọng. Vì thiết kế file bản in càng chuẩn thì việc chế tạo bản in thật cũng càng chính xác. Nói nôm na, đây là bước tạo ra đối tượng cần in, đối tượng này càng gần với yêu cầu thực tế (cả về nội dung lẫn hình thức) càng tốt. 

  • Bước 2: Outfilm

Bản file thiết kế hoàn chỉnh sẽ chuyển sang giai đoạn output film hay còn gọi là xuất bản film. Các bản in có hình ảnh sẽ yêu cầu cần có 4 tấm film với 4 màu cơ bản của hệ màu chuẩn CMYK. Trong đó, C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Các màu khác đều có thể được tạo ra nhờ kết hợp các màu tiêu chuẩn này bằng một tỉ lệ nhất định. 

Quy trình in offset

  • Bước 3: Phơi kẽm

Ở bước này, 4 tấm phim trên sẽ lần lượt được phơi (chụp lại hình ảnh) lên các tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm chuyên dụng để chuẩn bị cho bước quan trọng khác là in offset.

  • Bước 4: In offset

Từng kẽm màu sẽ được lắp lên máy in offset. Màu mực tương ứng với màu phơi kẽm cũng được cho vào máy in, sau đó được dập xuống giấy in. Khi hoàn thành xong một kẽm màu, người in sẽ vệ sinh sạch sẽ phần mực cũ và tiếp tục quy trình bơm mực mới cho kẽm màu tiếp theo.

Bản in cuối là bản được kết hợp tất cả các bản màu được dập chồng lên nhau. Dù vậy, để có bản in hoàn chỉnh và màu sắc đạt yêu cầu, cần phải in một hoặc một vài bản nháp trước để đo lường và tính toán tỉ lệ màu cẩn thận. 

  • Bước 5: Gia công sau in

Gia công sau in có thể chia làm hai loại. Gia công cán mờ và gia công cán bóng. Nếu cán mờ cho ra bề mặt sản phẩm có độ mịn màng, bắt mắt thì cán bóng sẽ làm cho bề mặt bóng và sắt nét, trông như có lớp ni lông mỏng bọc qua. 

Tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm sẽ được lựa chọn bước gia công sau in phù hợp.

So sánh kỹ thuật in offset và in kỹ thuật số

So sánh kỹ thuật in offset và in kỹ thuật số
So sánh kỹ thuật in offset và in kỹ thuật số (Ảnh: printwala.com)
In offset In kỹ thuật số
Màu sắc Chính xác hơn. 

Độ chính xác phụ thuộc vào tay nghề của kỹ thuật viên pha mực

Ít chính xác hơn.

Độ chính xác phụ thuộc vào loại máy in và mực in.

Công nghệ In gián tiếp  In trực tiếp 
Số lượng – kích thước in Số lượng in lớn

Kích thước lớn lên đến 29 – 40 inch

Số lượng in nhỏ

Kích thước nhỏ khoảng 19 – 29 inch

Thời gian Thời gian in lâu hơn vì các giai đoạn công phu và phức tạp hơn. Thời gian in nhanh
Giá thành Giá tốt hơn đối với in số lượng lớn Giá tốt hơn nếu in số lượng nhỏ

Ưu và nhược điểm

Offset là kỹ thuật in hiện đại ngày nay, được áp dụng rất nhiều trong in ấn nhiều sản phẩm vì những ưu điểm như:

  • Chất lượng cho ra hình ảnh tốt, không bị dính nước hay lem mực lên bề mặt sản phẩm. 
  • Màu sắc phân bố đều màu hơn, sắc nét, rõ ràng và chân thật hơn.
  • Tính ứng dụng rất đa dạng. In offset có thể áp dụng cho nhiều loại bề mặt sản phẩm khác nhau từ giấy, da thuộc, vải hay bề mặt gồ ghề hơn như gỗ, kim loại, giấy nhám, giấy thô…
  • Bản in được chế tạo dễ hơn và sử dụng lâu dài hơn vì không trực tiếp tiếp xúc lên bề mặt sản phẩm cần in.

Ưu và nhược điểm kỹ thuật in offset

Tuy nhiên, in offset cũng có những nhược điểm cần lưu ý:

  • Thủ thuật thực hiện phức tạp, công phu nên giá thành cao hơn các kỹ thuật in khác. Không nên in offset cho những sản phẩm có số lượng ít.
  • Màu sắc được phối theo tỉ lệ. Do đó, tùy năng lực và kinh nghiệm của người in, màu sắc bản in có thể sai lệch một ít so với yêu cầu.
  • Đối với nhà in, chi phí đầu tư máy móc khá cao. 

Bài viết liên quan:

– Bật mí các loại giấy in thiệp cưới thông dụng nhất hiện nay
– Hướng dẫn cách làm thiệp cưới 3D handmade tuyệt đẹp
Background đẹp để ghép ảnh và wedding background hình nền ảnh cưới

Những sản phẩm được ứng dụng in offset phổ biến.

In offset được ứng dụng cho khá nhiều sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm số lượng nhiều, mang tính hàng loạt như:

catalogue in offset

  • Catalogue, brochure, tờ rơi, 
  • Namecard
  • Sách
  • Thiệp cưới
  • Chai nhựa
  • Túi xách giấy
  • Lịch
  • Hộp carton, hộp giấy
  • Vỏ đĩa CD, DVD
  • Áo mưa
  • Ly sứ

Trong bài viết hôm nay Thế Giới Thiệp sẽ đề cập chủ yếu sản phẩm thiệp cưới in offset

Thiệp cưới in Offset

Thiệp cưới là một trong những sản phẩm dùng kỹ thuật in offset vì chúng giúp mang lại một sản phẩm cưới tuyệt vời hơn. Ngoài vấn đề giá thành tốt vì in với số lượng lớn, thiệp cưới in offset còn có những ưu điểm vượt trội về:

Thiệp cưới TGTGR2011 in hình offset

  • Màu sắc chân thực, tự nhiên và rõ nét. Không bị bể màu, lem màu hay tróc màu sơn.
  • Một số chất liệu thiệp cưới là giấy có độ dày khác nhau, bề mặt có vân hoặc dập nổi, chìm… in offset giúp cho bản in dù là bề mặt như thế nào cũng có chất lượng tốt nhất.
  • In được nhiều màu sắc hơn vì tỉ lệ pha trộn màu phong phú, giúp thiệp cưới trở nên sinh động hơn. 
  • Là kỹ thuật in thiệp cưới hiện đại, phù hợp với xu hướng cưới hiện nay.

Theo: Hoa Thiên Điểu / Thế Giới Thiệp

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *